Tín ngưỡng thờ mẫu và nghi thức cúng mụ

Thờ Mẫu là hiện tượng phổ biến và có nguồn gốc từ lâu đời ở Việt Nam. Khởi nguồn từ sự biết ơn người đàn bà – Người mẹ trong nhận thức thuở hoang sơ của con người trở thành mạch nguồn không thể thiếu trong tổng thể nền văn hoá chung, thể hiện khát vọng về sự che chở, bao bọc và yêu thương vô bờ bến về tình mẫu tử của người Việt.

Nguồn gốc của tục thờ mẫu
Nguồn gốc của tục thờ mẫu

Nguồn gốc của truyền thống thờ mẫu

Thờ Mẫu của người Việt không chỉ là sự tôn thờ người mẹ có công lao vô cùng to lớn mang nặng đẻ đau, sinh ra, nuôi dưỡng và che chở cho con mà còn là khát vọng, niềm tin mãnh liệt vào quyền lực, năng lực thiêng liêng che chở cuộc sống bình yên, mưa thuận gió hoà, mùa màng tốt tươi, thoát khỏi thiên tai, địch hoạ, phù hộ cho người an, vật thịnh.

Tâm là giá trị cốt lõi của tín ngưỡng thờ Mẫu. Mẫu dạy con người sống hướng thiện, có cái tâm trong sáng, biết đối nhân xử thế, thờ phụng ông bà tổ tiên và biết ơn những người có công với dân, với nước.Theo tín ngưỡng thờ Mẫu, Mẫu vừa là người mẹ có công lao vô cùng to lớn đối với sự hoài thai một hình hài, nhân cách con người, vừa là khát vọng, mong muốn về cuộc sống ấm no hạnh phúc, mùa màng tươi tốt, thoát khỏi thiên tai…

Tín ngưỡng thờ Mẫu không ngoài mục đích là bày tỏ lòng biết ơn đối với thần linh mà còn cầu mong các vị thần chở che, bảo vệ con người.

Phong tục cúng Mụ của bắt nguồn từ đấy, ý nghĩa tục cúng Mụ được hiểu nôm na sau đây: Bà Mụ gọi nôm na là mẹ sanh theo quan niệm dân gian là những tiên nương phụ trách vấn đề sinh đẻ được người dân tại Viêt Nam thờ cúng theo tín ngưỡng.

Mâm cúng mụ bé gái
Mâm cúng mụ bé gái

12 Bà Mụ gồm những ai?

Theo quan niệm dân gian của cộng đồng người Việt, đứa trẻ được sinh ra là do các vị Đại Tiên (Bà chúa Đầu thai) và Tiên Mụ mà trực tiếp là 12 bộ Tiên Nương (12 bà Mụ) nặn ra ban cho. Vì vậy, khi đứa trẻ đầy cữ (đứa trẻ chào đời được ba ngày), đầy tháng (đứa trẻ chào đời được một tháng), đầy tuổi tôi (đứa trẻ chào đời được một trăm ngày)  hay đầy năm thì bố mẹ, ông bà đứa trẻ phải bày tiệc cúng Mụ để tạ ơn các bà Mụ và cầu xin các Mụ ban cho đứa trẻ mọi điều may mắn tốt lành và thầm cảm ơn đã “cho” họ đứa trẻ và cầu mong ở Mụ sự phù hộ lâu dài

  • Mụ bà Trần Tứ Nương coi việc sanh đẻ (chú sanh)
  • Mụ bà Vạn Tứ Nương coi việc thai nghén (chú thai)
  • Mụ bà Lâm Cửu Nương coi việc thụ thai (thủ thai)
  • Mụ bà Lưu Thất Nương coi việc nặn hình hài nam, nữ cho đứa bé (chú nam nữ)
  • Mụ bà Lâm Nhất Nương coi việc chăm sóc bào thai (an thai)
  • Mụ bà Lý Đại Nương coi việc chuyển dạ (chuyển sanh)
  • Mụ bà Hứa Đại Nương coi việc khai hoa nở nhụy (hộ sản)
  • Mụ bà Cao Tứ Nương coi việc ở cữ (dưỡng sanh)
  • Mụ bà Tăng Ngũ Nương coi việc chăm sóc trẻ sơ sinh (bảo tống)
  • Mụ bà Mã Ngũ Nương coi việc ẵm bồng con trẻ (tống tử)
  • Mụ bà Trúc Ngũ Nương coi việc giữ trẻ (bảo tử)
  • Mụ bà Nguyễn Tam Nương coi việc chứng kiến và giám sát việc sinh đẻ (giám sanh).

Theo sách Đài Bắc thị tuế thời ký, tại Từ Hựu Cung Sơn ở Đài Bắc lại cung phụng tới 13 bà mẹ sanh, thêm một bà Đỗ Ngọc Nương chuyên đỡ đẻ (tiếp sanh).

Các bà Mụ còn được thờ cúng tại một số đền chùa như chùa Hóc Ông, chùa Biên Hòa, chùa Phước Tường Thủ Đức, chùa Minh Hương Gia Thạnh Chợ Lớn; Tại Điện Ngọc Hoàng ở Đa Kao TP Hồ Chí có 12 pho tượng các bà Mụ trong tư thế ngồi ngai, mỗi tượng có một kiểu ngồi độc đáo với các động tác chăm sóc trẻ: bồng trẻ, cầm bình sữa, bồng bé bú, tắm cho bé ..v.v. Các pho tượng được làm từ khoảng đầu thế kỷ 20, bằng chất liệu gốm với màu sắc sinh động từ màu xanh lục đậu, lam cô-ban, trắng ngà, vàng đất, nâu đen, nâu đỏ.

Cách cúng mụ đúng chuẩn tâm linh
Cách cúng mụ đúng chuẩn tâm linh

Mâm cúng mụ gồm những lễ vật gì?

Trong nghi thức cúng Mụ, phần sửa soạn lễ vật hết sức quan trọng đòi hỏi phải được thực hiện cẩn thận và chu đáo trong lễ cúng bao gồm:

  • 1 con gà luộc tạo thế đẹp,
  • 1 đĩa trái cây tươi.
  • Bé trai cúng chè đạu trắng, bé gái cúng chè trôi nước: 12 chén nhỏ và 1 chén lớn
  • Xôi và cháo: 12 chén nhỏ và 1 chén lớn.
  • 3 chén cháo và 1 tô cháo lớn cúng 3 Đức thầy và 1 ly nước hoặc rượu nhỏ (khi cúng xong sẽ tưới lên hoa).
  • 1 bình hoa đẹp, 2 cây đèn cầy và 3 cây nhang.
  • 1 lá trầu nguyên, 1 trái cau và 12 miếng trầu đã têm
  • 1 bộ đồ độ thế nam hoặc nữ, viết tên ngày tháng năm sinh của bé, sau khi cúng xong sẽ đốt giải hạn cho bé.
  • Bộ đồ cúng gồm 13 đôi hài xanh và váy áo xanh, trầu cánh phượng…

Quy trình diễn ra lễ cúng

Sau khi bày lễ xong, bố hoặc mẹ cháu bé sẽ thắp 3 nén hương, rồi bế cháu bé ra trước án và khấn theo bài khấn cúng Mụ. Bài khấn cúng Mụ, tùy địa phương, câu chữ có thể có dị bản, nhưng thường bắt đầu bằng việc kính cẩn xưng danh các bà Mụ, thần phật; ngày tháng cúng; tên 2 vợ chồng và tên đứa con là trung tâm của lễ cúng, nơi ở của gia đình; lý do cúng; bày tỏ lòng biết ơn công lao của các bà Mụ và cuối cùng là lời cầu mong các bà độ trì phù hộ.

Khi đã khấn xong, vái 3 vái và sau 3 tuần hương thì lễ tạ. Các lễ vật vàng mã sẽ được đem hóa, đồ ăn thì người nhà thụ lộc; động vật sống thì phóng sinh và đồ chơi thì giữ lại cho em bé và phân phát cho trẻ em hàng xóm, họ hàng lấy khước.

Với rất nhiều lễ vật cúng Mụ cho bé như trên, Nếu nhà bạn không có nhiều thời gian để chuẩn bị cho mâm cúng đầy tháng bé trai chu đáo nhất thì hãy nhấc máy liên hệ đến Hotline: 05858 858 545 hoặc web https://dichvudocungbinhduong.com để được tư vấn nhé!

>>> Xem thêm: Cúng đầy cữ 7 ngày bé trai

Đánh giá
Nếu bạn muốn được tư vấn thêm về mâm cúng tại Đồ Cúng Việt, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua những kênh sau đây để được hỗ trợ nhanh nhất:

Hotline: 19003010 (miễn phí)
Zalo: 0377 439 394
Chat: Fanpage Dịch Vụ Đồ Cúng Việt Bình Dương or Website dichvudocungbinhduong.com

Dịch Vụ Đồ Cúng Việt Bình Dương - Trọn gói – Uy tín – Chất lượng