Cúng bài thần linh mang ý nghĩa đem lại sự phát triển về công việc. Trong kinh doanh, họ tin rằng cách thỉnh rước ông Địa ông Thần Tài đúng phong tục sẽ mang lại nhiều may mắn. Đối với những người chưa có kinh nghiệm sẽ cúng sai văn hoá dân gian có thể dẫn đến không mang lại như những gì mong muốn.
Bài viết ngay dưới đây của dichvudocungbinhduong cùng với kiến thức về thỉnh rước ông Địa ông Thần Tài sẽ giải đáp về những thắc mắc mà được rất nhiều người quan tâm.
1. Ông Địa ông Thần Tài là ai?
Để biết cách thỉnh rước ông Địa ông Thần Tài như thế nào là đúng phong tục, quý vị nên hiểu ông Địa và ông Thần Tài là vị thần linh có ý nghĩa gì trong thờ cúng truyền thống. Ông Địa và ông Thần Tài là 2 vị thần hộ mệnh trong gia đình, mỗi vị có trách nhiệm và vai trò khác nhau trong việc bảo vệ, che chở cho các thành viên trong gia đình.
Ông Địa hay còn gọi là Thổ Công có vai trò cai quản đất đai và phù hộ cho sự phát triển thịnh vượng của gia đình. Trong dân gian, Ông địa được mô tả với vẻ bề ngoài bụng phệ, da trắng, trên đầu quấn khăn và tay cầm điếu thuốc. Còn Thần Tài được người dân gian truyền rằng đây là vị thần mang đến may mắn, tài lộc đến gia chủ. Thần Tài là vị thần đầu đội mão, tay cầm vàng hoặc bạc, trang phục nghiêm nghị.
2.Cách thỉnh rước ông Địa ông Thần Tài
Việc lựa chọn tượng 2 ông cần phải được xem xét kỹ. Tượng ông Địa với nụ cười hiền lành sảng khoái, tâm thế thoải mái, tượng ông Thần Tài với nụ cười nhân hậu, ánh mắt tinh anh. Trước khi mua, bạn nên chú ý kỹ lưỡng xung quanh bức tượng có vết nứt hay bị mẻ ở bất kỳ đâu không, thông thường những tượng của 2 vị thần này được bọc trong giấy đỏ hoặc hộp của cửa hàng. Sau khi mua về nhớ đem vào chùa nhờ các sư thầy niệm chú.
Cách thỉnh rước ông Địa ông Thần Tài
Cách thỉnh rước ông Địa ông Thần Tài – hình 2
3.Ngày thỉnh ông Địa ông Thần Tài
Cách thỉnh rước ông Địa ông Thần Tài còn cần đến thời gian rước cho cúng nghi lễ. Theo dân gian, Thần Tài mang về tài lộc đem đến những việc suôn sẻ nên thường được vào ngày mùng 10 âm lịch hàng tháng vì đây là ngày mà ông bay về trời sau khi đã nhớ lại ký ức. Ngoài ra với những doanh nghiệp, công ty hay hộ kinh doanh, ngày cúng Thần Tài sẽ vào ngày rằm, mùng 1, mùng 10 của mỗi tháng với lòng mong nguyện tài lộc, công việc làm ăn được thuận buồm xuôi gió dành cho người tổ chức thờ cúng, che chở với những rủi ro khó khăn trong cuộc sống.
4.Chọn giờ thỉnh rước ông Địa ông Thần Tài
Để cho ngày rước ông Địa Thần Tài trở nên trơn tru thể hiện đầy đủ tấm lòng của gia chỉ thì việc xem giờ cúng phù hợp để cầu bình an. Khung giờ thích hợp để cúng như Tốc Hỷ, Đại An và Tiểu Cát.
-
- Tốc Hỷ: thời gian 9h – 11h và 21h – 23h. Khung giờ này sẽ mang lại sự bình an và may mắn
- Đại An: khoảng thời gian từ 5h – 7h và 17h – 19h. Khung giờ này sẽ mang lại nhiều thuận lợi cho việc làm ăn.
- Tiểu Cát: khoảng thời gian từ 1h – 3h và 13h – 15h. Khung giờ để cầu gia đạo và sức khoẻ.
Xem thêm: Mâm cỗ cúng ngày vía Thần Tài chuẩn phong tục
5.Lễ vật rước 2 ông Địa Thần Tài
Lòng thành ý của gia chủ sẽ được thể hiện của mâm cúng thay lời gửi đến ông Địa Thần Tài. Mâm rước 2 vị cần những món vật sau:
-
- 1 bình hoa (hoa đồng tiền, hoa cúc hoặc hoa hồng)
- 5 loại trái cây khác màu nhau tượng trưng cho ngũ sắc
- 5 cây nhang
- 5 chum rượu
- 2 đèn cầy
- 2 điếu thuốc
- 1 đĩa gạo
- 1 đĩa muối hột
- 2 miếng vàng bạc
- Bộ tam sên đều đã luộc gồm: Một miếng thịt ba rọi, một trứng vịt, một con tôm hoặc cua (bộ tam sên theo tương truyền là những món mà khi thần Tài ở trần gian rất thích ăn).
Lễ vật rước 2 ông địa Thần Tài
6.Văn khấn rước Thần Tài Thổ Địa
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật.
Con kính lạy Thổ Địa Thần Tài vị tiền.
Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này, cùng gia tiên trong tộc.
Tín chủ con là…… Ngụ tại……… Hôm nay là ngày… tháng… năm…
Chúng con thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả. Và các thứ cúng dâng, bầy ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị.
Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Văn khấn rước Thần Tài Thổ Địa
7.Vị trí đặt bàn thờ ông Thần Tài Thổ Địa
Một yếu tố vô cùng quan trọng trong cách thỉnh rước ông Địa ông Thần Tài đồng thời cũng thể hiện sự chỉn chu của gia chủ đối với thần linh. Chọn vị trí đặt bàn thờ ông Thần Tài Thổ Địa liên quan đến việc cầu tài lộc. Vị trí đặt bàn thờ quay hướng ra ngoài cửa chính và đặt dưới đất gần cửa ra vào, hướng này sẽ giúp gia chủ gặp nhiều may mắn. Trường hợp trong nhà có lối đi hẹp thì treo lên kệ và cũng quay về phía cửa chính đón nhận tài lộc. Nơi đặt bàn thờ cúng Thần Tài Thổ Địa sạch sẽ, thoáng mát.
Trên đây là những kiến thức mà chúng tôi đã chia sẻ đến quý bạn đọc về cách thỉnh rước ông Địa ông Thần Tài sao cho mang lại nhiều may mắn như ước nguyện. Với chút kinh nghiệm này hy vọng quý khách hiểu là lựa chọn cách cúng của mình đúng phong tục truyền thống. Thời gian nghiên cứu nhũng lễ vật và thông tin cần thiết tốn khá nhiều.
Để tiết kiệm thời gian và có được mâm cúng chất lượng vui lòng liên hệ vào số 0377 439 394 hoặc 0896 439 394 để được tư vấn chi tiết các loại mâm cúng.
>>> Xem thêm: Ông thần tài đặt bên trái hay phải? Có nên đặt 2 ông?
Hotline: 19003010 (miễn phí)
Zalo: 0377 439 394
Chat: Fanpage Dịch Vụ Đồ Cúng Việt Bình Dương or Website dichvudocungbinhduong.com
Dịch Vụ Đồ Cúng Việt Bình Dương - Trọn gói – Uy tín – Chất lượng