Xôi là lễ vật quen thuộc trong mâm cúng của người Việt.
Gọi xôi Tứ Qúy là bởi nó được tạo nên từ 4 loại xôi với 4 màu khác nhau. Gồm có màu đỏ, màu xanh, màu tím, màu trắng quyện thêm 1 chút màu vàng của đậu xanh. Cách để làm xôi tứ quý cơ bản là giống nhau, nhưng cách phối màu và nguyên liệu tạo màu có thể khác nhau, tùy theo mùa và vùng miền.

Nguyên liệu làm xôi tứ quý gồm: Gạo nếp thêm dẻo, hạt đều k lẫn tẻ, trộn với nước ép lá cây hoặc trái cây để nhuộm màu. Màu đỏ từ quả gấc. Màu xanh lá dứa. Màu tím từ lá cẩm. Màu trắng vốn có của nếp. Quyện thêm màu vàng óng của đậu xanh. Trước khi nhuộm màu xôi nếp được vo sạch và đem ngâm trong nước lã từ 6-8 giờ để gạo có độ nở phù hợp. Chia nếp ra 4 phần tương ứng với 4 màu.

Sau khi nhuộm màu đến công đoạn cuối cùng là đồ xôi. Khâu này đòi hỏi sự khéo léo mới có món xôi ngon như ý được. Phải đồ mỗi màu 1 chỗ riêng.

Với màu sắc hấp dẫn, hương vị đặc trưng của nếp tạo nên những dư vị vấn vương của xôi tứ quý. Màu sắc của xôi thể hiện khát vọng yêu thương, tình yêu son sắc, thủy chung, lòng yêu kính cha mẹ. Sau khi trình bày xong, xôi tứ quý được kính cẩn dâng lên mâm cúng.
>>> Xem thêm: Số lượng ly rượu nước trên mâm cúng