Cách cúng ông táo ở ba miền Bắc Trung Nam

Theo truyền thống, cúng ông táo có nguồn gốc từ ba vị thần bên Trung Quốc. Về đến Việt Nam các vị thần được trở thành sự tích Táo Quân bao gồm: thành Đất, thần Nhà, thần Nếp. Ngày cúng ông táo gia chủ dọn dẹp nhà cửa bếp nút sạch sẽ, sắp xếp mâm cúng để tiễn ông về trời.

Tuy nhiên, giữa ba miền Bắc – Trung – Nam có sự khác biệt nhất định tuỳ theo phong tục vùng miền nên mâm cúng và cách cúng sẽ khác nhau. Đó là sự khác nhau như thế nào, cùng docungbinhduong khám phá chi tiết tại bài viết sau đây.

Nguồn gốc của lễ cúng ông Táo
Nguồn gốc của lễ cúng ông Táo

Nguồn gốc ra đời của cúng ông táo

Khởi nguồn từ sự tích có 2 vợ chồng đã chung sống đầm thắm với nhau nhưng mai chưa có con, 2 vợ chồng xảy ra xích mích, người chồng nóng nảy đánh  vợ và bỏ đi. Duyên phận 2 người đã không còn, người vợ đến xứ khác và cảm chàng trai khác nên đã nên duyên vợ chồng. Về phần anh chồng cũ sau khi đã nguôi giận thì phát hiện vợ đã bỏ đi xa nên lên đường tìm vợ.

Thời gian ngày càng trôi đi, tiền hết và gạo cũng hết nên người chồng cũ đành phải đi ăn xin. Vào một hôm , tình cờ là anh vào trúng nhà vợ. Lúc này cô vợ nhận ra anh và nhân lúc không có chồng ở nhà, cô đã mời anh chồng cũ vào nhà ăn và sau đó chưa biết vì lý do gì mà anh đã ngủ trong đốm rơm rạ.

Trong đêm ấy người chồng mới đốt lửa dọn kho và đã vô tình đốt luôn anh chồng cũ. Cô vợ phát hiện ra anh chồng cũ đang bị thiêu cháy thì cũng nhảy vào cứu và anh chồng mới cũng nhảy vào để cứu vợ. Cái kết cuối cùng là cả ba người đều bị lửa thêu chết.

Cảm động trước tình nghĩa 3 người nên Ngọc Hoàng đã phong cho họ là các vị táo quân trông coi bếp nút trong nhà mà hiện tại là có 3 thanh đỡ đấy trên các bếp.

Ý nghĩa cúng ông táo hàng năm

Theo nhân gian Việt Nam, vào ngày 23 tháng chạp hàng năm, Táo Quân về thiên đình bẩm báo Ngọc đế về tình hình bếp núc dưới dân gian trong năm qua. Người trần gian cũng nhân dịp tổ chức lễ cúng ông Táo như là lời cảm ơn đến ông Công ông Táo cũng như tri ân các vị thần quanh đây đã che chở và phù hộ cho gia đình suốt năm qua. Cúng ông táo quan trọng vẫn ở chỗ tấm lòng của gia chủ nên mâm cúng cần được chỉnh chu.

Tuy là mang ý nghĩa cảm ơn thần linh ở mọi miền thế nhưng văn hoá tín ngưỡng vùng miền đã tạo nên những khái niệm, luật lệ thờ cúng khác nhau.

>>> Có thể bạn cần biết: Cúng ông táo ngày 22 tháng chạp có được không

Mâm cúng ông Táo
Mâm cúng ông Táo

Cách cúng ông táo miền Bắc

Tục lệ cúng ông Táo ở nơi đây được diễn ra từ rất sớm, phần lớn các gia đình chuẩn bị mâm cỗ từ ngày 20 tháng chạp đến hết 12h trưa ngày 23 tháng chạp. Đại đa có người dân khu vực tin rằng khoảng thời gian trên các vị Táo Quân vẫn còn ở bên cạnh họ và sau thời gian đó, các Táo phải bay về trời không còn ở dương thế nhận lễ được nữa.

Trong mâm cúng ông táo của người miền Bắc, không thể thiếu bộ áo mũ của các vị, Đây là trang phục để chư vị mặc lên người đến với Ngọc Hoàng. Hơn nữa còn có cả xôi, chè với nhiều món ngon khác mong cho các Táo bẩm báo. Cá chép được xem là phương tiện di lại của táo nên sử dụng cá chép để cúng lễ. Số lượng cá chép thật giả hoặc cá sống nhiều ít còn tuỳ theo gia đình. Cá chép sống sau khí cúng được thả về với thiên nhiên nhằm phóng sanh để cá chép hoá rông và còn làm phương tiện để các vị từ thiên đình trở về. Sau khi đã thả cá thì việc cúng ông táo được hoàn thành.

Cách cúng ông táo Miền Trung

Khác với phong tục của Miền Bắc, người miền Trung không cúng mũ vàng mã cho các Táo Quân mà dâng lên con ngựa bằng giấy với yên cương đầy đủ cùng nhiều lễ vật khác. Công việc đầu tiên mà người miền Trung thực hiện trong nghi lễ cúng là bàn thờ được các gia đình dọn dẹp sạch sẽ và dâng hoa quả, thắp nhang vào ngày 23 tháng Chạp . Sau khi cúng, gia chủ bắt đầu tiễn đưa tượng 3 vị Táo Quân và đưa tới miếu đầu xóm.

Trong văn hoá người Huế và các vùng gần đó ông Táo được xem là vị thần vô cùng quan trọng, người Huế luôn khấn vái trong mọi nghi lễ với lòng nguyện cầu được Thần bếp chứng giám.

Cách cúng ông táo Miền Nam

Đối với người trong Nam, phong tục thờ cúng truyền thống đã có nhiều sự khác biệt với cách cúng hiện tại. Thời gian diễn ra lễ cúng vào khoảng 20 cho đến 23 giờ ngày 23 tháng Chạp. Với quan niệm bếp còn sử dụng là còn làm phiền đến ông Táo cho nên sau khi nấu nướng buổi tối đã xong thi cúng đưa tiễn ông Táo về trời sẽ có hiệu quả. Đặc biệt có sự giao thoa  văn hoá giữa các vùng miền nên thời gian diễn ra ít có sự thay đổi.

Mâm cúng trong miền Nam thường có bánh kẹo “thèo lèo cứt chuột” được làm từ mè đen và đậu phộng, 3 chung nước và bộ ‘ cò bay, ngựa chạy’ với mong muốn ông Táo về chầu trời nhanh hơn. Ngoài ra gia chủ còn sắm 3 bộ đồ giấy cho 3 vị táo. Nên cách cúng ông táo miền Nam được xem là nghi lễ cúng đơn giản nhất trong ba miền.

Như vậy, Dịch Vụ Đồ Cúng Bình Dương vừa phân tích sự khác nhau giữa từng vùng miền trong ngày cúng ông táo của dân tộc Việt Nam. Dù văn hoá khác nhau nhưng luôn mang chung ý nghĩa thể hiện tấm lòng của chủ nhà và cầu mong sự bình an sung túc đến với mọi người.

Chúng tôi cung cấp các loại mâm cúng trọn gói: Mâm cúng tất niên, mâm cúng khai trương, mâm cúng động thổ … Ngoài ra còn có dịch vụ đặt xôi chè cúng qua số 0377 439 394 hoặc 0896 439 394

5/5 - (1 bình chọn)
Nếu bạn muốn được tư vấn thêm về mâm cúng tại Đồ Cúng Việt, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua những kênh sau đây để được hỗ trợ nhanh nhất:

Hotline: 19003010 (miễn phí)
Zalo: 0377 439 394
Chat: Fanpage Dịch Vụ Đồ Cúng Việt Bình Dương or Website dichvudocungbinhduong.com

Dịch Vụ Đồ Cúng Việt Bình Dương - Trọn gói – Uy tín – Chất lượng