Cúng vu lan rằm tháng 7 như thế nào?

Cúng vu lan được xem là nét văn hoá truyền thống hàng năm vào rằm tháng 7, tương truyền rằng ngày rằm tháng 7 còn được xem là ngày xá tội các các vong hồn không có nhà ở, không nơi nương tựa; cầu mong các mong hồn sớm được siêu sanh về cảnh giới an lành. Cùng với sự tích ly kỳ và thủ tục cúng, mời bạn cùng Dịch Vụ Đồ Cúng Bình Dương khám phá sâu xa hơn về cúng vu lan qua bài viết này.

Nguồn gốc về lễ cúng vu lan

Khởi nguồn từ một trong hai đại đệ tử của Phật Thích Ca là Đại Đức Mục Kiền Liên với lòng đại hiếu đã cứu mẹ của mình là bà Thanh Đề ra khỏi kiếp ngạ quỷ. Dù đã tu luyện thành công nhiều loại phép thần thống nhưng vì muốn biết mẹ đang sống như thế nào sau khi đã qua đời mà đã dùng mắt phép tìm kiếm và thấy mẹ của mình đang phải bị đói khát khổ sở vì gây nhiều tội lỗi lúc còn sống. Lúc này, ông đã đem cơm xuống tận địa ngục để dâng mẹ và rất bất ngờ khi thấy mẹ của ông khi ăn dùng tay che bát cơm nhằm không muốn các cô hồn khác cướp đoạt, do đó thức ăn hoá thành lửa đỏ.

Nguồn gốc cúng vu lan
Nguồn gốc cúng vu lan

Theo kinh Vu – Lan – bồn, ông được đức Phật dạy: Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để cung thỉnh chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó. Kể từ đó nguồn gốc của đại lễ Vu Lan được ra đời.

Ý nghĩa lễ cúng vu lan

Theo phong tục tín ngưỡng người Á đông, rằm tháng 7 hàng năm được xem là ngày xá tội vong nhân, đây cũng là thời điểm Diêm Vương mở cửa Quỷ Môn Quan để cô hồn trở về dương thế. Đó là lý do tháng 7 âm lịch được dân gian gọi là tháng ma quỷ. Vì vậy các gia đình thường làm mâm cơm cúng mời các cụ về ăn cùng con cháu.

Lễ cúng vu lan là dịp gặp gỡ, giao lưu, chia sẽ giữa cách thành viên trong gia đình từ thế hệ trước đến thế hệ sau. Đồng thời, mọi thành viên cùng tôn vinh những giá trị văn hoá truyền thống, văn hoá tình người trong ý nguyện giữa người còn sống và người đã khuất cầu xin xây dựng cho cuộc sống tốt đẹp. Hay hiểu đơn giản lễ vu lan là lễ báo hiếu, đền đáp công ơn cha mẹ ở kiếp này và những kiếp trước.

Ý nghĩa cúng vu lan
Ý nghĩa cúng vu lan

Mâm cúng vu lan rằm tháng 7 

Mâm cỗ cúng vu lan là để tỏ lòng thành với Phật và tổ tiên nên có trong dịp lễ đặc biệt. Tuy nhiên mâm cúng rằm tháng 7 được chia làm 3 phần: mâm cúng Phật, mâm cúng gia tiên và mâm cúng chúng sinh. Trong dân gian không có quy định về việc bày mâm cỗ cúng nên mỗi gia đình, mỗi phong tục sẽ có sự thay đổi khác nhau trên lễ vật trưng bày mâm cúng. Quan trọng hơn hết là lòng thành kín của gia chủ. Ví dụ như trên mâm cúng Phật trưng bày hoa quả, trái cây; mâm cúng gia tiên thì tuỳ theo gia chủ;  mâm cúng chúng sinh sẽ thêm nhiều bánh kẹo nho nhỏ.

Bài cúng vu lan rằm tháng 7

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật! 

Kính lạy đức Bản gia Đông trù tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Kính lạy chư vị Tổ tiên

Kính lạy chư vị Hương linh nội, ngoại.

Hôm nay là ngày rằm tháng Bảy năm …. (Âm lịch)

Tín chủ con là…. cùng toàn gia quyến.

Nhân tiết Trung nguyên động lòng nhớ tới công đức rộng lớn của Tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã sinh thành ra chúng con, dạy dỗ chúng con nên người.

Quả là đức cù lao khôn báo, công trời biển khó đền.

Trước linh toạ cúi xin lượng trên thương xót. Linh thiêng giáng lâm chứng giám tấm lòng thành, thụ hưởng lễ vật cùng với kim ngân minh y. Phù hộ độ trì cho con con, cháu cháu được đắc tài, đắc lộc, mọi việc hanh thông, sở cầu như ý, gia đạo hưng long.

Tín chủ con lại mời: Các vị vong linh y thảo phụ mộc, phảng phất trên đất này, nhân lễ Vu Lan cùng về hâm hưởng.

Kính mong chư vị chấp lễ chấp bái, chấp kêu, chấp cầu.

Đồng lai giám cách.

Kính cẩn dâng lời.

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Cách cúng vu lan rằm tháng 7

Trong ngày rằm tháng 7, gia đình có điều kiện thực hai mâm cúng: mâm cúng gia tiên tại bàn thờ và mâm cúng chúng sinh được đặt tại trước cửa nhà hoặc vỉa hè. Thời gian cúng thường được chọn vào buổi sáng.

  • Mâm cúng tổ tiên, gia đình trưng bày những món mặn như thường ngày cùng với đó là tiền vàng và vật dụng dành cho người cõi âm làm bằng giấy để cho họ có được cuộc sống tiện nghi, ăn no mặc ấm. Lễ vật thường được chuẩn bị trước để kịp thời gian cho tổ tiên nhận.
  • Trên mâm cúng chúng sinh lễ vật cúng như quần áo dành cho chúng sinh bằng giấy nhiều màu, bánh kẹo loại nhiều phần nhỏ, cháo loãng … thêm chút tiền lẻ.

Sau khi cúng lễ vu lan, người ta làm lễ phóng sanh thả chim cá về trở lại môi trường sống. Trong ngày lễ vu lan, người còn mẹ sẽ cài bông hoa đỏ lên áo, người không còn mẹ nữa cài bông hoa trắng tới chùa cầu kinh để cho linh hồn mẹ được siêu thoát.

Cách cúng vu lan
Cách cúng vu lan

Tổng kết lễ cúng vu lan rằm tháng 7

Qua bài viết trên đây, Dịch Vụ Đồ Cúng Bình Dương đã chia sẻ đến quý bạn đọc những kiến thức với ý nghĩa vô cầu sắc về lễ cúng vu lan rằm tháng 7. Hy vọng những thông tin trên có ích với quý khách khi thực hiện mâm cúng tại nhà và vẫn chia sẻ đến người đã khuất trong nghi thức cúng.

Ngoài ra quý khách chỉ cần alo vào số 0377 439 394 hoặc 0896 439 394 để được tư vấn những mâm cúng trọn gói đáp ứng nhu cầu.

>>> Thông tin hữu ích: Văn Khấn Gia Tiên Rằm Tháng 7

Đánh giá
Nếu bạn muốn được tư vấn thêm về mâm cúng tại Đồ Cúng Việt, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua những kênh sau đây để được hỗ trợ nhanh nhất:

Hotline: 19003010 (miễn phí)
Zalo: 0377 439 394
Chat: Fanpage Dịch Vụ Đồ Cúng Việt Bình Dương or Website dichvudocungbinhduong.com

Dịch Vụ Đồ Cúng Việt Bình Dương - Trọn gói – Uy tín – Chất lượng