Cúng cô hồn là phong tục tập quán có từ lâu của người Việt, mang đậm tính nhân văn. Tuy nhiên, cúng cô hồn ngày nào giờ nào đúng với tín ngưỡng tâm linh thì mọi người cùng Dịch vụ Đồ Cúng Bình Dương tham khảo bài viết dưới đây.

Truyền thuyết cúng cô hồn
Theo truyền thuyết cúng cô hồn của Trung Quốc, Diêm Vương mở cửa quỷ môn quan từ ngày 2 tháng 7 âm lịch đến hết ngày 15 tháng 7 âm lịch là thời gian giới hạn cho các vong hồn trở về nhân gian.
Đối với tín ngưỡng tâm linh người Việt, con người được chia làm 2 phần khác nhau: phần xác và phần hồn.Vào lúc thân xác đã mất đi ý thức trở về với cát bụi thì phần hồn vẫn còn tồn tại và chưa biết sẽ lưu lạc về đâu; có người nói rằng phần hồn này có thể xuống địa ngục chịu tội, cũng có thể là đã đi đầu thai và có trường hợp là còn lưu lại trong trốn nhân gian.
Khi các vong trở về trần gian sẽ không có ai chăm lo ăn no ở ấm nên sẽ đi cướp bóc nhân gian. Do đó nhiều người kinh doanh thường tổ chức mâm cúng cô hồn để các vong có cái ăn đỡ làm phá hoại. Đây là hành động mà nét đẹp tràn đầy tính nhân ái.
Tháng 7 âm lịch cũng là tháng Vu Lan báo hiếu nên theo thứ tự sẽ là cúng Phật, thần linh, gia tiên rồi mới cúng cô hồn.
Cúng cô hồn ngày nào giờ nào?
Cửa Quỷ Môn Quan sẽ đóng và 24h ngày 15 tháng 7 âm lịch, do đó ngày 14 tháng 7 âm lịch thường được chọn làm ngày cúng cô hồn (cúng trước 12h trưa ngày 15 tháng 7 âm lịch để các vong còn kịp trở về với cõi âm). Người ta tin rằng ánh nắng ban ngày rất mạnh làm âm ti sợ bởi vì các linh hồn bị hồn xiêu phách tán và về đêm ánh nắng chập choạng yếu dần, vì thế cúng cô hồn vào lúc chiều tối sẽ giúp các vong dễ dàng ăn uống.
Có nên cúng cô hồn hàng tháng?
Cô hồn là những vong linh chưa đi đầu thai, còn vương vấn trên trần gian và không có nơi nương thân, không có ai thờ cúng hương khói. Vì thế dân kinh doanh làm lễ cúng cô hồn như chia sẻ phần nào mất mát của vong linh. Thường chọn mùng 1 và ngày 15 hàng tháng làm ngày để thực hiện lễ cúng.

Cúng cô hồn ở đâu?
Người xưa có quan niệm nên cúng cô hồn ở nơi rộng rãi, thoáng mát như trước cửa nhà, ngã ba, đất trống … không nên đặt mâm cúng trong nhà vì như thế sẽ rước vong vào nhà. Mâm cúng cô hồn nên để ở gần mặt đất, như vậy các vong linh có được bữa ăn sẽ tốt hơn.
Lễ vật cúng cô hồn cần gì?
Cúng cô hồn tháng 7 thường bao gồm những lễ vật:
- Trái cây ngũ quả
- Hoa tươi
- Nhang
- Gạo
- Muối
- Rượu
- Chè
- Cháo trắng loãng
- Vàng mã
- Quần áo giấy chúng sinh
- Bánh kẹo
- Mía
Ngoài ra lễ vật còn có thành phần khác tuỳ theo vùng miền và quan điểm tín ngưỡng địa phương, tấm lòng của gia chủ trong lễ cúng.

Cúng cô hồn hàng tháng cần chú ý những gì?
Đút kết từ kinh nghiệm của người đi trước, người cúng cô hồn hàng tháng cần phải đặc biệt quan tâm những vấn đề:
- Không nên cúng mặn vì sẽ làm trồi dậy bản tính hung hăn của vong linh.
- Số lượng lễ vật trưng bày trên mâm cúng có hạn nên cần phải đọc ‘văn khấn’ đúng và đủ, để hạn chế việc vô tình mời cô hồn đến quấy phá.
- Nên cúng cháo loãng. Vì sao cúng cô hồn phải dùng cháo loãng.
- Sau khi tiến hành lễ hoá vàng, đem muối gạo rải khắp các phương hướng.
Kết luận:
Trên đây, Dịch vụ Đồ Cúng Bình Dương cung cấp đến quý khách những thông tin cần thiết về cúng cô hồn ngày nào giờ nào.Hy vọng rằng, với bài viết này giúp quý khách có thể lựa chọn ngày giờ phù hợp để thực hiện lễ cúng. Nếu quý khách đang có nhu cầu đặt mâm cúng trọn gói hoặc đặt xôi chè, vui lòng liên hệ Hotline: 1900 3010.
>>> Thông tin khác: Cúng cô hồn đốt mấy cây nhang
Hotline: 19003010 (miễn phí)
Zalo: 0377 439 394
Chat: Fanpage Dịch Vụ Đồ Cúng Việt Bình Dương or Website dichvudocungbinhduong.com
Dịch Vụ Đồ Cúng Việt Bình Dương - Trọn gói – Uy tín – Chất lượng