Cúng Rằm Tháng Chạp: [Chi Tiết] Lễ Vật, Cách Cúng & Văn Khấn

Đồng hành cùng lễ cúng ông Táo, lễ cúng tất niên là lễ cúng rằm tháng chạp. Ba lễ cúng này được thực hiện trong cùng một tháng cuối cùng của năm, kết thúc năm cũ và “chuyển mình” qua năm mới. Do vậy, các lễ cúng này được hầu hết các gia đình Việt chú trọng và chuẩn bị lễ vật cúng tươm tất.

Ở bài viết, dịch vụ Đồ Cúng Bình Dương sẽ lần lượt trả lời các thắc mắc xoay quanh lễ cúng rằm tháng Chạp một cách chi tiết nhất. Bao gồm: Lễ vậy cúng rằm tháng Chạp gồm những gì? Cách cúng và bài cúng rằm tháng chạp chuẩn nhất? Cần lưu ý những gì?…. Cùng đọc và tham khảo nhé!

Lễ vật cúng rằm tháng chạp
Lễ vật cúng rằm tháng chạp

Cúng rằm tháng chạp vào ngày, giờ nào?

Lễ cúng rằm tháng chạp là lễ cúng rằm cuối cùng của năm. Do vậy, vào ngày này dù bận rộn đến đâu thì các thành viên trong gia đình cũng sẽ cùng nhau chuẩn bị lễ vật để dâng lễ cúng ông bà tổ tiên.

Theo truyền thống mà ông bà ta truyền lại, lễ cúng rằm tháng chạp nên cúng vào đúng ngày, không nên cúng quá sớm hoặc quá muộn.

Với các gia đình bận rộn, gia đình có thể tiến hành lễ cúng vào tối ngày 14 tháng chạp âm lịch. Điều cần lưu ý ở đây chính là: Nên cúng rằm tháng 12 vào ngày 14 hoặc ngày 15, không nên cúng những ngày khác vì sẽ không linh thiêng.

Lễ vật trong mâm cúng rằm tháng chạp gồm những gì?

Lễ vật cúng rằm tháng 12 âm lịch thường khá đơn giản. Tùy vào văn hóa vùng miền và điều kiện kinh tế gia đình thì việc chuẩn bị lễ vật ít nhiều cũng có sự khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản, mâm cúng rằm tháng chạp sẽ có:

  • Hương
  • Hoa tươi
  • Vàng mã
  • Đèn nến
  • Trái cây
  • Trầu cau
  • Nước sạch
  • Rượu, thuốc lá.

Ngoài ra, quý gia chủ có thể cúng rằm tháng 12 bằng mâm cúng mặn. Mâm cúng chay hay mâm cúng mặn điều được. Điều quan trọng ở đây chính là lòng thành của mình lên chư vị tiên linh ông bà.

Bài cúng rằm tháng chạp
Bài cúng rằm tháng chạp

Bài cúng rằm tháng chạp

Nội dung bài cúng rằm tháng chạp tương đối dài và khó nhớ. Vì thế, quý gia chủ nên in ra khổ giấy A4 để dễ đọc và thực hiện lễ cúng một cách suôn sẻ.

Nội dung bài cúng cụ thể như sau:

Văn khấn Thổ Công và các vị thần

Nam mô A Di Đà Phật! (đọc 3 lần 3 lạy)

Con kính lạy chín phương trời, con lạy mười phương chư Phật.

Con kính lạy các thần cai quản trong khu vực này.

Tín chủ con là: … Ở tại: …

Hôm nay nhằm ngày … tháng … năm … , đúng tiết Rằm tháng Chạp. Tín chủ con thành tâm sắm lễ hương hoa, trà quả, giấy tiền vàng bạc, thắp nén hương thơm.

Dâng lên trước án, thành tâm kính mời: các vị Thổ địa, Long mạch tôn thần, các vị thần cai quản trong khu vực này. Cùng gia tiên nội ngoài và chúng sinh quanh quẩn.

Con kính xin các vị giáng lâm, chứng cho lòng thành, thụ hưởng lễ vật. Độ cho tín chủ chúng con được cả nhà yên vui, công việc thuận lợi, tài lộc tăng tiến. Cầu xin tâm đạo được sáng suốt, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lạy trước án, xin được các các Ngài phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (đọc 3 lần 3 lạy).

Văn khấn gia tiên

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng chư vị Tôn Thần.

– Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển Tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ)

Tín chủ (chúng) con là: ………………

Ngụ tại: ………………………………..

Hôm nay là ngày ….. gặp tiết ….. (ngày rằm, mồng một), tín chủ con nhờ ơn đức trời đất, chư vị Tôn thần, cù lao Tiên Tổ, thành tâm sắm lễ, hương, hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.

Chúng con kính mời: Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ ………, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho gia chúng con luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, làm ăn phát tài, gia đình hòa thuận.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)

[Hướng dẫn] Cách cúng rằm tháng chạp

Đến đâay ,sẽ có nhiều quá gia chủ thắc mắc: ” Vậy cách cúng rằm tháng chạp thế nào cho ĐÚNG?”. Đừng quá lo lắng, câu trả lời chi tiết như sau:

Mỗi lễ cúng điều mang một ý nghĩa riêng. Vì thế, quý gia chủ nên tìm hiểu chính xác về cách cúng để thực hiện theo cho đúng. Điều này không chỉ mang lại ý nghĩa đầy đủ cho lễ cúng mà còn

  • Đầu tiên gia đình lựa chọn thời điểm cúng, sắm sửa đầy đủ lễ vật cúng rằm tháng chạp. Bày mâm tại phòng khách hoặc phòng thờ gia đình. Theo nguyên tắc “Đông bình, Tây quả”. Hướng đối diện bàn thờ gia tiên.
  • Người thực hiện lễ cúng phải lựa chọn trang phục gọn gàng, chỉnh chu, thắp nhang đèn lên hết rồi bắt đầu xin cúng, khấn theo bài văn trên chúng tôi đã cung cấp.
  • Khấn xong chủ lễ cắm nhang thành kính. Chờ cho đến khi nhang gần tắt thì xin lễ và hóa vàng mã giấy cúng.

Nếu quý gia chủ không có thời gian để tìm hiểu và chuẩn bị lễ vật cho mâm cúng rằm tháng 10 thì chúng ta có thể đặt dịch vụ mâm cúng trọn gói theo yêu cầu của Đồ Cúng Bình Dương.

Mọi thắc mắc của quý khách hàng xin vui lòng gọi điện theo số hotline: 19003010 hoặc Fanpage để được tư vấn, hỗ trợ.

Cách cúng rằm tháng chạp
Cách cúng rằm tháng chạp

Cần lưu ý gì khi cúng rằm tháng chạp?

Để lễ cúng được trọn vẹn ý nghĩa cũng như bày tỏ được lòng thành lên chư vị tiên linh ông bà, quý gia chủ cần lưu ý những điều sau:

  • Tránh cãi vã, đánh nhau: Đây là ngày các vị thần linh và bề trên về nhà chứng giám, nếu xảy ra cự cãi xung đột thì sẽ làm phật lòng các vị ấy.
  • Tránh làm vỡ bát đĩa: Làm rơi vỡ bát đĩa là điềm báo cho sự thất thoát tiền bạc và sự đứt gánh các mối quan hệ trong cuộc sống.
  • Tránh vay mượn tiền: Vay mượn vào khoảng thời gian này nhiều khả năng không trả được món nợ và dẫn đến món nợ lớn trong năm mới, đây là điều không may, trắc trở vào năm sau.
  • Tránh nói xấu người khác: Nếu có ý muốn hãm hại người khác thì sẽ bị các vị thần linh trách phạt, là tự mình rước họa vào thân.

KẾT LUẬN:

Lễ cúng rằm tháng chạp là lễ cúng quan trọng trong tháng cuối cùng của năm, kết thúc một năm cũ, chuyển sang một năm mới. Lễ vật và cách cúng không quá cầu kỳ, nhà có gì cúng nấy, điều quan trọng nhất là phải bày tỏ được lòng thành của mình lên chư vị tiên linh ông bà.

Dịch vụ đồ cúng Bình Dương hi vọng qua bài viết này, quý gia chủ sẽ lần lượt giải đáp được những thắc mắc của mình về lễ vật, bài cúng, cách cúng và những điều kiêng kỵ về lễ cúng rằm tháng chạp.

>>> Xem thêm bài viết:

Cúng rằm tháng giêng vào ngày 14 hay 15

Đánh giá
Nếu bạn muốn được tư vấn thêm về mâm cúng tại Đồ Cúng Việt, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua những kênh sau đây để được hỗ trợ nhanh nhất:

Hotline: 19003010 (miễn phí)
Zalo: 0377 439 394
Chat: Fanpage Dịch Vụ Đồ Cúng Việt Bình Dương or Website dichvudocungbinhduong.com

Dịch Vụ Đồ Cúng Việt Bình Dương - Trọn gói – Uy tín – Chất lượng